Diễn Đàn Để Học - Học Để Lập Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC

Go down

PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC Empty PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC

Bài gửi  Admin Sat Sep 26, 2009 2:03 am

PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC
Người viết: Trần Thị Hồng Nhung
Lớp: K58A, Khoa QLGD.
I. Đặt vấn đề
Chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay vẫn đang “giậm chân tại chỗ”. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chúng ta chưa có một phương pháp dạy và học phù hợp, theo kịp xu hướng phát triển của thời đại cho đội ngũ giảng viên và sinh viên. Tuyên ngôn Quốc tế về giáo dục trong thế kỉ XXI đã nói:” Các định chế giáo dục đại học cần phải giáo dục sinh viên như thế nào để họ tự trở thành những công dân được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết và có động cơ hoạt động đúng đắn, sâu sắc. Đó phải là những người có khả năng tư duy phê phán, biết cách phân tích những vấn đề xã hội, biết tìm ra các giải pháp cho những vấn đề của xã hội và thực hiện điều này với ý thức trách nhiệm đầy đủ” ( Điều 9, điểm b). Nghĩa là đại học phải tạo ra một biến đổi nơi người học sau khi ra trường, sinh viên không những phải có kiến thức mà còn phải biết làm, biết sống, biết làm cho những kiến thức kĩ năng học hỏi được trở thành máu thịt của mình. Họ phải biết phát hiện và giải quyết vấn đề, biết phê phán một cách độc lập, biết khiêm tốn trong tinh thần khoa học, biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa, biết dấn thân và dám chịu trách nhiệm, biết hợp tác với người khác và thích nghi với môi trường công việc. Ở các trường đại học và cao đẳng, vấn đề đổi mới phương pháp luôn là “điểm nóng” được quan tâm số một của Đảng, chi bộ, của lãnh đạo nhà trường vì đó là nhiệm vụ chaính trị trung tâm. Định hướng cho việc học của sinh viên là một yêu cầu cực kì quan trọng, quan trọng không kém nữa là việc thiết lập một thời gian biểu hợp lí cho sinh viên trong lúc học lẫn lúc thi. Bài viết này nhằm để xướng một hướng dạy học mới trong đào tạo đại học.


II/ NỘI DUNG:

Việc cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo đại học được nhắc đến thường xuyên trong công luận như một vấn đề bức thiết nhưng cho đến nay vẫn chưa có những giải pháp mang tính toàn diện và triệt để, vừa đạt mục tiêu về cải thiện chất lượng dạy học và đồng thời giúp cho bài toán quyền lợi của các cá nhân lien quan được giải quyết hợp lí. Một giải pháp như vậy đòi hỏi xem xét qua tư duy kinh tế với 3 câu hỏi căn bản là: Xã hội có nhu cầu gì ở giáo dục đại học, hiện trạng đào tạo đại học hiện cung ứng đến đâu, lộ trình nào để từng bước giúp cung và cầu gặp nhau. Ở nước ta cung và cầu tri thức chưa gặp nhau. Nói theo tư duy kinh tế, con người cần tri thức để thỏa mãn tối ưu cho các nhu cầu của nó trong điều kiện hạn chế các nguồn tài nguyên. Như vậy là xã hội cần tri thức để có thể sử dụng các nguồn tài nguyên với hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần đội ngũ nhân lực có khả năng vận dụng những tri thức này. Trong hoàn cảnh các nguồn tài nguyên của đất nước còn hạn hẹp, nhu cầu tri thức để giúp tối ưu hóa là rất lớn, không đâu là không có. Đứng trước nhu cầu với tri thức và nhân lực như vậy, các trường đại học đáp ứng được tới đâu? Thu nhập bình quân còn rất nghèo chính vì thiếu khả năng tận dụng các nguồn lực. Đa số các sản phẩm con người làm được trong nền kinh tế chỉ mới dừng ở mức đổ sử dụng trực tiếp hoặc sơ chế các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Điều đó hiển nhiên là do xã hội thiếu tri thức, thiếu nhân lực chất lượng cao. Hai cái thiếu này là do nguồn cung ứng tri thức và nhân lực còn chưa đáp ứng được. Tuy nhiên cần phân biệt giữa thiếu khả năng cung ứng với việc thiếu khả năng sản xuất. Đây là 2 vấn đề riêng biệt. Nếu đứng trước các đơn đặt hàng chính xác, cụ thể, nhà sản xuất có thể thực hiện đúng yêu cầu. Nếu không có đơn đặt hàng, không có các yêu cầu cụ thể, không biết nơi đưa hàng, không biết các mức giá cả, đãi ngộ, nhà sản xuất sẽ không cung ứng được cho dù có khả năng làm ra sản phẩm. Đây chính là vấn đề trong cung ứng giáo dục ở nước ta hiện nay. Người đi dạy không xác định rõ được xã hội cần những sản phẩm tri thức gì và mức độ năng lực nào. Người đi học lệ thuộc thụ động vào thầy cô chứ không biết cần tự phải tự mình chủ động rèn luyện những phẩm chất và kiến thức gì. Nhưng không hẳn thầy cô và sinh viên thiếu khả năng đáp ứng thị trường. Nếu thị trường đưa ra các đơn đặt hàng cụ thể và thiết thực, rất có thể nhà cung ứng giáo dục sẽ có xu hướng phát triển để từng bước đáp ứng được nhu cầu. Khi xã hội không đặt ra các yêu cầu cụ thể, thầy và trò sẽ tập trung vào sản xuất những tri thức và nhân lực xa rời thực tiễn. Quá nhiều những nhân lực xa rời thực tiễn khiến cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu cụ thể về tri thức và nhân lực thì họ không biết ai là người có thể làm được việc. Vì cung và cầu tri thức không gặp nhau nên trường học buộc phải biến thành công cụ để cân bằng một thứ cung- cầu khác, cung-cầu bằng cấp và danh hiệu.
1. Học cái gì không quan trọng bằng học như thế nào
Chất lượng và hiệu quả đào tạo thể hiện chính năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Mà hiệu quả và chất lượng như thế chỉ thực sự đạt được khi phương pháp quản lí và tổ chức các hoạt động dạy học, cách đánh giá kết quả học tập và quá trình thực hiện chương trình đào tạo chú trọng vào việc phương pháp của người học, chú trọng đến nhu cầu của người học, tạo điều kiện tối đa cho người học học cách tự chủ, cách tự hoàn thiện kiến thức, hình thành thái độ sử dụng kiến thức một cách nhân bản và sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thách thức. Nói cách khác phát triển một chương trình đào tạo nào đó là quá trình thiết kế và tổ chức dạy học. Và như vậy, mục tiêu học được cái gì không quan trọng bằng học cái ấy như thế nào. Thầy chỉ đóng vai trò là người điều khiển, hướng dẫn, tổ chức cho sinh viên tiếp thu tri thức. Đó là kiểu học trong đó người học luôn được yêu cầu sưu tầm tài liệu đọc, xử lí thông tin từ các văn bản đọc bằng cách phân tích, tổng hợp, đánh giá cũng như vận dụng thông tin để giải quyết một vấn đề nào đó liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình, nói cách khác là kiểu học tập trung cao độ vào việc rèn và phát triển năng lực tư duy phê phán khoa học, thái độ làm việc trung thực và khoa học cho sinh viên. Liệu chúng ta có thể giúp sinh viên phát triển được những năng lực trên hay không nếu như khối lượng kiến thức tối thiểu mà họ cần đạt quá lớn kéo theo số ngày họ phải đến lớp nghe giảng nhiều. Quy định khối lượng kiến thức cho chương trình đào tạo bậc cao đẳng và đại học của nước ta lớn gấp đôi chương trình của các nước khác, phải chăng sẽ là một trong những rào cản cho tiến trình tạo điều kiện thời gian và tâm thế cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu và hợp tác? Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy các bạn sinh viên cần có phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó.
2. Thực trạng chương trình dạy học và học hiện nay
Bước vào đại học, không ít các bạn tân sinh viên bỡ ngỡ về các học, cách dạy mới. Do sinh viên được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy cách học ở đại học luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất. Chúng ta có thể nói rằng các môn học tự bản thân nó không có tội nhưng chính sách dạy lam cho sinh viên ngao ngán và chán nản. Giáo viên lên lớp chỉ đọc cho sinh viên chép hoặc ngồi trên ghế để giảng từ đầu đến cuối buổi học. Thời gian học không hợp lí dông dập từ đó dẫn đến tình trạng sinh viên không đi học đều. Sinh viên hiện nay không tự tin không khi học và khi đi làm, không có phương pháp học cụ thể, khoa học. Phần lớn họ chỉ xem lại bài học khi gần đến ngày kiểm tra. Có quá nhiều sinh viên vừa học vừa chơi và chúng quá nhiều sinh viên quên mọi thứ trên đời để học. Cả hai kiểu học như thế đều mang lại những kết quả tiêu cực khác nhau. Một bên là sực hụ t hững về kiến thức, thường xuyên đối diện với nguy cơ bị đuổi học. Còn bên kia là sự mệt mỏi và căng thẳng, những lo âu chất chồng trong những năm đại học dài đã khiến sức khỏe suy sụp, lạc lõng với những diễn tiến xung quanh của xã hội, lạ lãm với những điều đang tác động với cuộc sống hàng ngày…Trong lúc chờ phỏng vấn ở trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, một phong viên lấy điện thoại ra chơi trò chơi điên tử, một sinh viên thấy vậy ngạc nhiên hỏi: “điện thoại di động có trò chơi điện tử à”. Tiếp đó anh sinh viên cho biết người anh của minh mới mua điên thoại sam sung trị giá 3.000.000đ và tỏ ý băn khoăn không biết máy của anh minh có trò chơi điện tử hay không. Thật khó tin là một sinh viên học năm thứ 5 ngành y lại thấy lạ lẫm khi điện thoại di động có trò chơi điện tử. Một đồng nghiệp đi cùng người phóng viên ấy chỉ đưa ra lời nhận xét: “ chẳng có gì là lạ khi mà sinh viên học trường này học bù đầu bù cổ. Thời gian đâu mà để ý đến những việc xung quang”. Quả vậy tại Đại học y dược đi đâu cũng thấy sinh viên trải tấm nilông để ngồi – và cả nằm – dọc các hành lang. Quyển sách để bên cạnh miệng lẩm nhẩm học bài với ánh mắt nhìn lạc lõng và dường như không để ý đến bất cứ thứ gì đang diển ra xung quanh mình.
3. Hậu quả:
Chính vì chưa tìm ra một phương pháp dạy và học tích cực nên hơn 50% sinh viên không hứng thú học tập. Mộ nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh – trường Đại học Sư phạm Hà Nội – đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học cua sinh viên ma trong đó có không ít con số rất “giật mình”: 64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân; Có 55,9% sinh viên thường suy ngẫm để tìm ra những phương pháp học phù hợp và hiệu quả khi học những loại tài liệu khác nhau tùy theo mục đích và hoản cảnh cụ thể; Có 68,2% sinh viên thường xuyên suy ngẫm về cách học, cách thức tự quản lí việc học của mình sao cho hiệu quả; Có 50,9% sinh viên cho rằng mình tự học hiệu quả nhờ biết kết hợp các phương pháp học khác nhau phù hợp với nhiệm vụ học tập cụ thể. Nhưng chỉ có 29,2% sinh vien cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu, và cũng chỉ có 36% được khảo sát cho rằng mình đã tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân và tất nhiên 64% sinh viên còn lại là mơ hồ về phương pháp học tập. Một nghiên cứu khác cho thấy hơn 36% sinh viên thích “ngậm hột thị” trong thảo luận
Vậy sinh viênmong muốn gì ở giảng viên? Làm nên sự thụ động của sinh viên, lỗi chính là ở giảng viên. Bởi theo PGS Khanh đa số sinh viên được khảo sát mong muốn giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích cực hóa người học trong các giờ học. Có 88,8% sinh viên muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả những tri thức mới không có trong giáo trình; 73,3% sinh viên thích được giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán; 82,4% sinh viên thích giảng viên hỏi, khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, hướng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học; 85,6% sinh viên muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nên yêu cầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này; 79,2% sinh viên mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học hơn so với hiện nay. Tuy nhiên khi đưa ra con số chỉ có 34,7% sinh viên thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cá nhân, thầy Khanh có dự báo rằng những đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hóa người học có thể sẽ gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và thói quen học tập đã định hình ở một bộ phận lớn sinh viên hiện nay
Điều đáng mừng là gần đây có một số trường Đai học đã bắt đầu đề cập đến “phương pháp học tập ở Đại học” cho các tân sinh viên vào đầu mỗi năm học mới. Thế nhưng đó cũng chỉ là những động thái manh mún, lẻ tẻ. Giáo trình trong môn học để biết cách học này vẫn chưa đến được với số đông sinh viên. Nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh viên khó tiếp thu được phương pháp học là do những bài học của việc tự học có từ thực tế của sinh viên ít khi được đưa vào chương trình. Thêm vào đó việc học theo kiểu trả bài, rồi lịch học và lịch thi cứ dày đặc, đan xen lẫn nhau khiến “phương pháp học tập ở Đại học” hầu như bị phá sản hoàn toàn. Nhiếu sinh viên than phiền cách dạy Đại học ở Việt Nam còn mang nặng lí thuyết, thiếu thực hành. Không thể phủ nhận chương trình đào tạo còn nhiều yếu kém ở Đại học đã đè bẹp sự năng động của sinh viên như cách dạy đọc – chép của một số giảng viên. Nhưng thực tế, đã có những chương trình, hội nhóm, câu lạc bộ tại các trường được lập ra để sinh viên trau dồi và rèn luyện những kĩ năng của mình. Vì vậy học ở Đại học, sinh viên cần chủ động đi tìm và vồ lấy kiến thức cho mình
4. Thực tế chúng ta đã làm được những gì
Trong sinh hoạt ra nghị quyết năm, tháng, chuyên đề hầu như vấn đề này luôn được các giảng viên – nhà giáo đề cập khá nhiều. Các buổi thảo luận, tranh luận thường rất sôi nổi. Ai cũng có thể đưa ra ý kiến riêng của mình, nào là phải phát huy nhân tố người học, lấy người học làm trung tâm, ý kiến khác lai cho rằng phải kích thích tính tích cực, chủ động của người học…Nhưng làm như thế nào thì nhiều người còn mơ hồ, lúng túng…Để biết được thực tế ra sao, ta hãy đến một số trường Đại học, Cao đẳng để tận “mục sở thị” về phương pháp dạy của các thầy các cô. Bốn tiết học bắt sinh viên phải chép tới 10 trang giấy. Và như vậy trung bình 18 phút một trang, với 180 phút sinh viên phải bút kí thật nhanh mới có thể chép được từng ấy trang giấy, liệu phương pháp tích cực của giảng viên thể hiện như thế nào? Thật đáng buồn với kiểu dạy “hãy làm như tôi nói, dừng làm như tôi làm” của một bộ phận không nhỏ giảng viên hiện nay. Phải quyết liệt đưa vào tiêu chí xếp loại, đánh giá cuối năm. Đặc biệt cần phải tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Lựa chọn phương pháp mẫu để vận dụng cho các chuyên ngành khác nhau. Đặc biệt khắc phục ngay tình trạng có quan điểm cho rằng nếu dạy tích cực thì “người học lấy cái gì để thi”. Chúng ta phải cùng thống nhất tư tưởng, người học ghi chép nhiều, ít hoàn toàn không thể đồng nghĩa nắm vững kiến thức hay không. Phải lên án với kiểu nói hay làm dở của giảng viên, nói phương pháp thì hay lắm nhưng bản thân họ chưa làm được điều gì gọi là tích cực. Có ý kiến cho rằng, những cách đổi mới về phương pháp dạy học trong các trường Đại học hiện nay đa số theo kiểu “ bình củ rượu mới”. Học thảo luận thì sinh viên ít phát biểu, máy chiếu thì thay thế cho việc đọc chép thuận lợi hơn…Những thay đổi đó hầu như là thay đổi về mặt kĩ thuật.Còn vấn đề quan trong nhất là thay đổi 1 triết lí giáo dục nhằm đào tạo ra những con người tự do, chủ động, sáng tạo,có trách nhiệm, từ đó dẫn đến 1 loạt thay đổi khác về phương pháp chương trình học…lại chưa được Bộ Giáo Dục chú trọng.
III. Đề xuất giải pháp
Để thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo duc, Đại học phải thay đổi quy trình đào tạo từ nội dung, phương pháp giảng dạy đến tổ chức hành chính, nhân sự, cũng như các sinh hoạt trong nhà trường. Đồng thời ngay bàn thân người giảng viên và sinh viên cũng phải thay đổi phương pháp dạy và học của mình cho phù hợp, thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển đi lên.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, vòng đời của mọi công nghệ đều rất ngắn, tri thức tiếp thu được qua mấy năm học ở Đại học lạc hậu rất nhanh. Trong trường hợp đó, không có cách nào khác chỉ trang bị kiến thức nền tảng, kĩ năng cơ bản và dạy cách học cho sinh viên, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời. Ba tiêu chí quan trọng khi chon một hệ phương pháp dạy và học: nội dung cần thể hiện bao quát là cách học, Phẩm chất cần phát huy là tính chủ động của người học và biện pháp cần khai thác triệt để là công nghệ mới. Tư liệu của hội nghị Paris về giáo dục đại học có nêu tóm tắt yêu cầu đối với một nhà giáo mới ở Đại học: “phải làm chủ được môi trường công nghệ và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lí cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ”. Nhà giáo Đại học hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là ngưới hỗ trợ hướng dẫn tìm chọn và xử lí thông tin. Vai trò của nhà giáo thay đổi nhưng vị trí của nhà giáo là không đổi, hoặc là được nâng cao hơn so với trươc đây, nếu nhà giáo thỏa mãn được những đòi hỏi của thời đại mới. Nhà giáo Đại học hiện nay có sứ mạng đi đầu để chuẩn bị cho cuộc cách mạng thật sự như đã dự báo. Vai trò tiên phong đó sẽ nâng cao vị trí nhà giáo lên rất nhiều so với trước đây.
Những biện pháp học tập giúp sinh viên nhận được tấm bằng khá, giỏi ở Đại học:
Bạn cần lựa chọn các phương pháp học tập hiệu quả nếu bạn quyết tâm có đượ những kiến thức thực sự ở Đại học và lấy một tấm bằng “thật đẹp”. Việc học ở Đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, học tập một cách nghiêm túc là rất cần thiết. Khi đã là sinh viên Đại học, bên cạnh việc thực hiện bài tập và các nhiệm vụ học tập khác bạn nên nghĩ đến việc hàng tuàn giành một khoảng thời gian nhất định để dọc sách và tìm kiếm tài liệu. Ở nhà hãy chọn một góc học tập thật thoải mái, đủ ánh sáng và hạn chế tiếng ồn. Hãy để các đồ dùng học tập ở trong tầm tay như bút, bút chì,thướ kẻ, kẹp tài liệu,...Cố gắng bố trí thời khóa biểu sao cho bạn có thể làm bài về nhà ở cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bạn muốn làm được việc này, hãy in ra một thời khóa biểu để biết khi nào là thời gian cho việc tự học và khi nào làm việc khác cà đánh dấu chúng lại. Bạn cần phải có tất cả tài liệu, giáo trình cần thiết. Học nhóm cũng là một cách học rất hiệu quả. Việc thảo luận nhóm với những người khác về cùng một chủ đề sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề đó và mọi người trong nhóm đều có thể học hỏi rất nhiều từ việc chia sẻ ý kiến. Luôn phải thực hiện tốt các yêu cầu trên lớp của thầy cô. Bạn cần tuân thủ lịch học riêng của bản thân nhưng cũng phải quay lại với các bài tập trên lớp khi đến hạn nộp bài. Nen đọc trước bài ở nhà và chủ động đưa ra câu hỏi để trao đổi trên lớp. Chịu trách nhiệm về kết quả học tập là dấu hiệu của sự trưởng thành và là dấu hiệu cho những thành công của bạn trong nghề nghiệp tương lai, vì thế, hãy chọn cho mình một cách học hiệu quả nhất để không phải nói “giá như” khi cầm tấm bằng Đại học.
Các cách thay đổi trong phương pháp giảng dạy
- Chúng ta nên giảng dạy tinh thần khoa học. Trước tiên là truyền thụ tinh thần “nói có sách, mách có chứng” nghĩa là tránh chuyện khẳng định “như đinh đóng cột” mà không có đủ bằng chứng để chứng minh hay bằng chứng chưa được kiểm chứng – một chiều.
- Giảng dạy phương pháp khoa học: kiến thức là vô tận và liên tục biến đổi trong khi đời sống sinh viên là hữu hạn nên tại trường, các em phải được trang bị vững về phương pháp, để từ đó có khả năng tự học, tự nghiên cứu và thực hành ở mọi môi trường và trải dài suốt cuộc đời. Phương pháp sư phạm hiện tại phải đặt sinh viên làm trung tâm của mọi quan tâm, của
mọi quan hệ.
- Giảng dạy văn hóa: giáo dục ở đâu và thời điểm nào cũng có chức năng chuyển tải văn hóa bên cạnh chức năng chuyển tải và sản xuất tri thức và kĩ năng. Hiểu theo nghĩa thông thường đó là chuyển tải những chuẩn mực, giá trị, những kiến thức, kinh nghiệm được tích lọc từ những thế hệ trước. Trường Đại học làm nhiệm vụ này thông qua mọi khâu trong quy trình giảng dạy.
- Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học – sự lựa chọn cho nền giáo dục Đại học hiện đai.
+ Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học:
Bản chất của dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ chức quá trình người học lĩnh hội nội dung dạy học theo logic nghiên cứu khoa học. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học có thể mô hình hóa qua các giai đoạn cơ bản như sau:
1. Phát hiện vấn đề (đặt câu hỏi nghiên cứu)
2. Đặt giả thuyết (tìm câu trả lời sơ bộ)
3. Lập phương án thu thập thông tin (luận chứng)
4. Luận cứ lí thuyết (xây dựng cơ sở lí luận)
5. Luận cứ thực tiễn (quan sát, thực nghiệm)
6. Phân tích và bàn luận kết quả xử lí thông tin
7. Tổng hợp kết quả / kết luận / kiến nghị
8. Đưa ra vấn đề nghiên cứu mới.
Áp dụng mô hình này vào việc dạy học với tư cách một phương pháp dạy học chúng ta có thể nói đến một trật tự tương tự trong thiết kế từng môn học và từng vấn đề trong nội dung môn học. Việc nghiên cứu một môn học hay một bài học sẽ bắt đầu từ việc người dạy cùng với người học phát hiện, đặt ra vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ môn học và liên môn. Giai đoạn tiếp theo sẽ là giải quyết vấn đề đặt ra thông qua các nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn do người học tiến hành. Giai đoạn cuối sẽ là đánh giá việc đặt và giải quyết vấn đề và trên cơ sở đó đặt ra những vấn đề mới để giải quyết. Cứ như vậy toàn bộ quá trình dạy học sẽ là một chu trình liên tục đặt và giải quyết các vấn đề.
+ Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học có những ưu điểm sau: Bảo đảm vị thế tích cực, chủ động của người học; Hình thánh phương pháp làm việc khoa học; Phát triển hứng thú nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của người học; Bảo đảm tốt nhất yêu cầu cá biệt hóa dạy học, phù hợp với tốc độ, nhịp độ học tập của từng người học; Phù hợp đặc điểm tâm lí, nhận thức, nhân cách của người học trưởng thành; Gắn đào tạo với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn; Bảo đảm xu hướng dân chủ hóa nhà trường; Phù hợp với đặc điểm người dạy Đại học; Phù hợp với điều không gian và thời gian của việc đào tạo trong xã hội hiện đại.
Nói tóm lại dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học đảm bảo tốt nhất mục tiêu giáo dục Đại học trong khung cảnh thời đại mới như yêu cầu của luật giáo dục và yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam.
Kết luận
Như vậy việc tìm kiếm những đường hướng và phương pháp dạy học cho phép thực hiện hiệu quả nhất mục tiêu giáo dục luôn là vấn để cấp thiết cả về mặt lí luận và thực tiễn. Phương pháp giáo dục đang được sử dụng phổ biến trong đào tạo đại học của nước ta đã bộc lộ những khiếm khuyết lớn: tạo ra tính ỳ, sự thụ động, kinh viện, thiếu sáng tạo ở người học. Với những gì đã trình bày ở trên chúng ta dễ dàng nhận thấy dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học tỏ ra thích hợp hơn cả trong việc thực hiện mục tiêu tạo ra những con người “ tự sản sinh ra năng lực và phẩm chất của mình”(C. Marx), đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thực tiễn xã hội hiện đại và sẽ thích hợp nếu coi đây là một hướng dạy học, dung hợp trong nó nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau hơn là một phương pháp dạy học cụ thể. Điều này sẽ cho phép một sự áp dụng mềm dẻo hơn trong công việc tổ chức dạy học với những tiềm năng về phương pháp dạy học khác nhau ở các giảng viên.
Tài liệu tham khảo

1. Nguồn http://vietimes.com.vn
2. Nguồn http://dantri.com.vn, báo tuổi trẻ
3. Luật giáo dục, NXB CTQG, HN,1998
4. Vũ Cao Đàm: phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KHKT, HN,2000


Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 25/09/2009

https://hsvqldg.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết