Diễn Đàn Để Học - Học Để Lập Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC.

Go down

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC. Empty PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC.

Bài gửi  Admin Sat Sep 26, 2009 1:57 am

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC.
Người viết : Nguyễn Thị Hà
Lớp : A-K58-Khoa QLGD

1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ sáng suất của dân tộc ta. Người đã nhận định:”Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. Hiện nay, nền giáo dục của nước ta có rất nhiều vấn đề cần xem xét, thậm chí phải sửa đổi. Trong thời kỳ mở cửa hiện nay số lượng tri thức của nhân loại ngày càng nhiều. Xã hội yêu cầu những con người có tri thức, sáng tạo, chủ động, linh hoạt...Thực tế của xã hội là vậy, nhưng giáo dục của chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Điều này khác với xã hội cũ, xã hội cũ thì yêu cầu con người có trí nhớ tốt nên có phương pháp dạy học theo kiểu “tầm chương trích cú”, phương pháp được dùng phổ biến là phương pháp thuyết trình ở tất cả các bậc học. Chúng ta phấn đấu vì một nền giáo dục cho hôm nay và mai sau cho nên nếu trong dạy học chỉ áp dụng đơn thuần phương pháp thuyết trình trong dạy học thì hiệu quả sẽ không cao. Bởi vì, khi sử dụng phương pháp này mà không có sự linh hoạt thì việc học không còn hấp dẫn người học sẽ không lĩnh hội tri thức một cách chủ động, thiếu sáng tạo,... từ đó khó có thể hình thành nên một con người pháp triển toàn diện như xã hội đang cần. Vì vậy, ở nước ta có tình trạng sau khi được tuyển dụng vào công ty thì không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì công ty đó phải đào tạo lại, thậm chí có những công ty nước ngoài trả lương rất cao nhưng vẫn không tuyển dụng được đủ người làm. Đấy cũng là nguyên nhân làm cho nên kinh tế của chúng phát triển chậm. Trước thực tế này thì cần sự nhìn nhận lại của toàn xã hội và đặc biệt là trách nhiệm của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Có rất nhiều nguyên nhân để ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục nhưng có một nguyên nhân phải kể đến đó là phương pháp dạy học. Muốn cải tổ nền giáo dục của chúng ta thì cần phải chú ý đến đổi mới phương pháp dạy học nói chung,đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học nói riêng, cần phải đổi mới thực sự chứ không phải chỉ là “phong trào”.
Thông qua bản tham luận này chúng ta sẽ thấy được thực trạng của phương pháp dạy học ở Đại học và phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học hiện nay để từ đó có những biện pháp nhằm thay đổi phương pháp dạỵ học ở Đại học để có kết quả cao...
2. NỘI DUNG.
2.1.Thực trạng của phương pháp dạy học và phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học.
Thực tiễn của giáo dục cho thấy nền giáo dục của chúng ta đang trượt dài trên con đường suy thoái. Điều này được rất nhiều chuyên gia cảnh báo từ lâu, nhưng cho đến nay thì tình hình không có mấy khả quan hơn. Trong giáo dục vẫn có nhưng bất cập chưa phù hợp với xã hội. Ngay như phương pháp dạy học ở những trường Đại học cũng còn lạc hậu hơn nhiều so với sự phat triển của giáo dục trên thế giới. Trên thế giới thì phương pháp thuyết trình đã lạc hậu mà trong khi đó ở VIỆT NAM vẫn được áp dung chủ yếu, 84% giảng viên vẫn sử dụng phương pháp này như phương pháp chủ đạo, trong số 537 của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 9% sinh viên chịu học theo phương pháp dạy này. Ở đây giữa phương pháp dạy học của giảng viên tỷ lệ nghịch với hứng thú học của sinh viên khi học theo phương pháp thuyết trình mà giáo viên sử dụng. Nếu giáo viên chỉ sử dụng đơn thuần phương pháp thuyết trình mà không có sự kết hợp với các phương pháp khác( phương pháp vấn đáp,phương pháp động não, phương pháp thảo luận...) thì nó sẽ không tốn nhiều thời gian để chuẩn bị bài trước khi lên lớp, và những phương tiện hỗ trợ dạy học rất nặng,cồng kềnh, nếu sơ ý làm hỏng thì phải đền với số tiền khá lớn. Có những giáo viên rất tâm huyết với nghề muốn áp dụng phương pháp dạy học tiến bộ vào dạy học thì phải có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin nhưng gặp phải nhiều khó khăn vì điều kiện của trương không cho phép.
Thói quen thật khó thay đổi, được gọi là phương pháp truyền thống thì chúng ta thấy nó đã ngự trị trong phương pháp dạy học từ rất lâu. Phương pháp thuyết trình là phương pháp có đặc điểm:” thông báo – tái hiện”. Có nghĩa là giáo viên là người cung cấp tri thức, đưa ra thông tin; còn vai trò của người học là tiếp nhận tri thức mà người giáo viên truyền thụ. Như vậy, kiến thức theo kiểu này gần như giáo viên là người “chuẩn bị sẵn”, người học sẽ thiếu hẳn đi tính sáng tạo, tính tư duy của mình. Vì chỉ cần tiếp thu tri thức mà giáo viên truyền thụ và ghi nhớ lại đẻ tái hiện lại kiến thức đó khi cần thiết. Tuy nhiên, đối với phương pháp này cũng có những mặt hạn chế cũng như mặt tích cực. Mặt tiêu cực chính là tiếp thụ một cách thụ động kiến thức mà không có quá trình nhào nặn tri thức của nhân loại để trở thành tri thức của riêng mình, thiếu đi tính sáng tạo của chủ thể nhận thức mà đây lại là phẩm chất quan trọng để gia nhập vào xã hội hiện nay...Mặc dù như vậy phương pháp này cũng có mặt tích cực của nó. Với phương pháp này sẽ dạy cho nhiều người cùng một lúc, với số lượng kiến thức lớn. Điều này phù hợp với lớp học của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không tự bằng lòng với phương pháp này bởi vì nó còn là nhận tố ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập của sinh viên. Có tới 54.5% sinh viên không hứng thú trong các bài giảng. Đây là một con số khá cao mà khiến cho chúng ta cần phải đi tìm hiểu nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan cũng có, đó là việc sinh viên chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn của mình. Cũng phải kể đến nguyên nhân khách quan là do phương pháp giảng dạy của giáo viên ở đại học chưa phù hợp.
Do chương trình sách giáo khoa của chúng ta có nội dung quá nặng và thời gian dạy ở trên lớp có hạn, nếu sử dụng phương pháp thaỏ luận hay vấn đáp thì sẽ không thể dạy đúng kế hoạch của chương trình.
Hiện nay, trong ngành giáo dục đã và đang thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp bậc theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm của hoạt động dạy và học. Người giáo viên có vai trò như một người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển. Còn vai trò của người học là chủ đạo trong việc tiếp thu tri thức mà người giáo viên đã chỉ dẫn cho “con đường” đi tới. Người giáo viên chỉ cho người học con đường lĩnh hội tri thức chứ không mang lại kiến thức đã được đóng khuân mẫu.Với các phương pháp dạy học như: Động não, thảo luận nhóm, vấn đáp..người học sẽ pháp huy được vai trò của mình trong việc lĩnh hội tri thức, người học sẽ chủ động hơn, sáng tạo hơn, để tiếp thu tri thức. Như vậy, nếu áp dụng đúng và có sự kết hợp giữa các phương pháp thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học.
Ngày nay, công nghệ thông tin đã xâm nhập vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, trong giáo dục cũng vậy, công nghệ thông tin nó trở thành một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho dạy học. Muốn cho bài giảng được trực quan sinh động hơn, phong phú đa dạng...để sinh viên tiếp thu bài tốt hơn số ít giảng viên đã áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Hiện nay, trên thế giới công nghệ thông tin đã được áp dụng rất nhiều trong bài giảng nó như một phương tiện hỗ trợ có hiệu quả. Đó cũng là một trong những nguyên nhận làm cho nền giáo dục của các nước khác trên thế giới phát triển hơn chúng ta, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và chính giáo giục đã làm cho đất nước họ giàu có và phát triển.
2.2. Đề xuất giải pháp.
2.2.1. Đối với nhà quản lý.
Xuất pháp từ mục đích giáo dục, từ đó các yếu tố của giáo dục cũng cần phải có sự phù hợp. Mục đích giáo dục hiện nay là đào tạo nên những con người phát triển một cách toàn diện về nhận thức và nhân cách. Từ đó, chúng ta cần phải xây dựng lại hệ thống chương trình và nội dung của sách giáo khoa sao cho phù hợp. Bởi vì thực tiễn đã chứng minh, với nội dung của chương trình quá lớn mà thời gian cho một tiết học thì có hạn thì giáo viên có muốn thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì cũng rất khó để thực hiện.
Chúng ta cần phải đào tạo những giáo viên tương lai ngay từ khi họ còn là những giáo sinh. Cần phải cho họ làm quen với phương pháp dạy học tích cực ngay từ khi còn đang là những giáo sinh để nhằm hình thành cho họ những kỹ năng làm việc với phương pháp dạy học tích cực.
2.2.2. Đối với giáo viên.
Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua việc xem xét lại cách dạy học hiện nay. Các phương pháp cần phải có sự kết hợp. Trong một tiết dạy học nếu chỉ sử dụng một phương pháp thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Giả sử nếu chỉ sử dụng một phương pháp động não mà không có sự kết hợp với phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp thì nó sẽ trở nên khô cứng và sẽ không rèn luyện được các kỹ năng như thuyết trình trước đám đông...
Công nghệ thông tin cũng cần được sư dụng trong dạy học. Nó phục vụ rất nhièu cho những giờ lên lớp, với công nghệ thông tin như ngày nay nó làm cho bài giảng phong phú sinh động hơn, bớt trừu tượng để sinh viên hiểu vấn đề hơn. Ngoài ra, phương pháp thuyết trình còn có thể làm ở dạng powerpoint, hay trình chiếu với projecter...đối với cách dạy này sẽ không bị nhàn chán như cách dạy truyền thống. Cách đánh giá, thi cử, chấm điểm của chúng ta hiện nay cũng là nguyên nhân làm kìm hãn sự thay đổi các phương pháp dạy học và nền giáo dục của chúng ta. Muốn có hiệu quả trong việc thay đổi phương pháp dạy học thì cần phải tahy đổi cả cách thi cử, đánh giá, chấm điểm... Đối với bản thân giáo viên cũng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và các kỹ năng sư phạm.

2.2.3 Đối vơi bản thân.
Cần phải tích cực hơn và chủ động hơn trong việc học tập nói chung, chuẩn bị bài trước khi đến lớp hay trong giờ học thì phải tích cực tham gia trao đổi ý kiến để làm cho không khí học tập sôi nổi hơn. Nếu có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp thì sẽ giúp chúng ta có hứng thú hơn trong việc học tập.
Trong quá trình học tập cần phải sử dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên cần phải biết tiếp thu có chọn lọc và phê phán những thông tin không lành mạnh.
3. KẾT LUẬN.
Phương pháp dạy học là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Do vậy, phương pháp dạy học ở Đại học rất cần được quan tâm để từ đó có những phương pháp dạy học tích cực nhất nhằm mục đích đưa giáo dục của chúng ta sánh vai với các cường quốc khác, để trở thành những con người phát triển đầy đủ về trí tuệ và nhân cách:”Học để hiểu biết, học để làm người, học để ngày mai lập nghiệp, học để xây dựng đất nước...
Tài liệu tham khảo
1 Trần Tuyết Anh (chủ biên): Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,2008.
2. Http:www.giaoduc.vn.net/news/content/view/1029/78
3. Http:www.nhg.vn/news/245/tdz/
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 25/09/2009

https://hsvqldg.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết