Diễn Đàn Để Học - Học Để Lập Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SỰ THÍCH NGHI CỦA TÂN SINH VIÊN VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Go down

SỰ THÍCH NGHI CỦA TÂN SINH VIÊN VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Empty SỰ THÍCH NGHI CỦA TÂN SINH VIÊN VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Bài gửi  Admin Sat Sep 26, 2009 1:48 am

S
Ự THÍCH NGHI
CỦA TÂN SINH VIÊN VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Người viết Very Happyương Thanh Hoa
Lớp : K58A- Khoa QLGD


[1.ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
Có lẽ tất cả sinh vật trên trái đất muốn tồn tại và phát triển đều phải biết thích nghi, như có một nhà triết học đã nói: “Mọi thứ đều thay đổi chỉ có đổi thay là không bao giờ thay đổi” điều đó có nghĩa là mọi thứ trên trái đất đều biến đổi, vận động không ngừng và sinh vật phải luôn luôn thay đổi để thích ứng với điều đó. Vì thế con người cũng không ngoại lệ, nhưng sự thích nghi của con người rất đa dạng, phong phú và phức tạp hơn ở các loài sinh vật khác. Con người thích nghi có thể là về mặt vật chất và tinh thần trước những khó khăn, thử thách hoặc trong những điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống mới. Và sự thích nghi đó như thế nào còn tùy thuộc vào tình huống và bản thân mỗi người sẽ xử lí thế nào trước những tinh huống ấy đặt ra. Là một tân sinh viên, tôi luôn quan tâm đến những vấn đề liên quan đến sinh viên đặc biệt là của những tân sinh viên như tôi và sự thích nghi là một vấn đề chung của tất cả chúng tôi. Đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này,về nhiều khía cạnh của vấn đề, mặc dù vậy,sự thích nghi của những sinh viên năm thứ nhất với nhịp sống mới trong môi trường Đại học thì vẫn là vấn đề chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Do đó tôi mạnh dạn chon đề tài này làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
1.2.Mục đích, nhiệm vụ
Tìm hiểu về sự thích nghi của sinh viên năm thứ nhất với nhịp sống của môi trường Đại học, tôi hi vọng có thể góp phần nhỏ bé nào đó vào việc tìm hiểu đời sống sinh viên để mọi người hiểu rõ hơn và từ đó cùng nhau có những giải pháp thích hợp giải quyết vấn đề này. Trong bài viết này, tôi viết dựa trên tìm hiểu những tâm tư tình cảm của bạn bè và sự trải nghiệm của chính bản thân mình. Vì vậy tôi mong nó sẽ sát thực tế và mỗi bạn sinh viên đều có thể tìm thấy vấn đề của mình ở đó và có được cách giải quyết phù hợp với mình.

2.NỘI DUNG
2.1 Khái niệm về sự thích nghi
Thích nghi là khả năng thay đổi của mỗi sinh vật hoặc xã hội trên thế giới trong một hoàn cảnh mới để có thể hiện hữu, sống còn, dành được tư thế tự chủ và vươn lên trong những điều kiện thay đổi.
2.2 Thực trạng vấn đề thích nghi của sinh viên với nhịp sống của môi trường Đại học
Môi trường Đại học mở ra cho các bạn sinh viên những cơ hội và thử thách mới để rèn luyện bản thân với những thay đổi lớn trong giai đoạn này. Sau khi nhận được tin vui đỗ Đại học trong niềm vui hân hoan ấy những tân sinh viên, đặc biệt là những sinh viên ở các nơi xa trường đã phải nhanh chóng chuẩn bị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho việc nhập học và cũng là để thích nghi với môi trường mới, với cuộc sống mới ở Đại học. Theo Giáo sư Vũ Gia Hiền thì khi còn là học sinh nhiệm vụ quan trọng của các bạn là làm theo nhưng gì mình được học ở nhà trường, nhưng khi đã là một sinh viên Đại học thì đây là giai đoạn mà các bạn có thêm nhiều trách nhiệm hơn với gia đình, bản thân và xã hội. Điều đó cho thấy bản thân thế hệ sinh viên hôm nay phải biết năng động, biết phát triển bản thân, biết tự nhân đôi mình lên với những kiến thức mình học hỏi được trên giảng đường, học hỏi những điều bổ ích về cuộc sống từ bạn bè và ngoài xã hội để có thể thích nghi nhanh nhất, tốt nhất với môi trường mới này.
Môi trường học tập xa nhà, đem đến nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm cho những tân sinh viên như chúng ta. Đây là lần đầu tiên chúng ta phải xa nhà trong thời gian dài, phải tự lo cho bản thân,tổ chức cuộc sống cho chính mình. Chúng ta phải biết chi tiêu như thế nào cho hợp lí với số tiền mà gia đình chu cấp cho ta ăn học, phải biết tổ chức lên kế hoạch cho các hoat động của mình sao cho cân đối vừa có thời gian học, chơi, tham gia các hoạt động của lớp, của trường và các tổ chức xã hội vừa có thời gian yên tĩnh, thư giãn cho tâm hồn để cân bằng cuộc sống.
Môi trường mới này có nhiều điều khác với cuộc sống của chúng ta trước đây, như nhịp sống ở nơi đây dường như nhanh hơn, vội vã hơn, chúng ta có nhiều công việc phải làm,phải dành nhiều thời gian để tự nghiên cứu, học tập. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải biết lo chu đáo vấn đề ăn, ở, sinh hoạt...để đảm bảo tốt nhất cho quá trình học tập.
Không chỉ là sự thích nghi với nhịp độ cuộc sống, mà chúng ta còn phải nhanh chóng thích nghi với những phương pháp học tập mới khác với thời phổ thông. Khi còn học phổ thông chúng ta hầu hết vẫn phải học theo phương pháp học truyền thống, trung thành với một sách giáo khoa, vẫn thường là thầy giảng, trò chép và học thuộc như thế. Nhiều khi điều đó như áp đặt học sinh, và theo như nhiều báo chí phản ánh thì rất ít trường tổ chức tốt, có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, vì thế phần đông học sinh còn thụ đông trong chính cuộc sống của mình, khả năng tự lập kém. Nhưng khi đã là sinh viên Đại học chúng ta phải khác,phải thay đổi, năng động hơn để thích nghi kịp với nhịp sống này. Ở Đại học, chúng ta không chỉ học theo một giáo trình thống nhất nữa mà bản thân mỗi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu để hiểu biết hơn, để tự trau dồi kinh nghiệm và kiến thức cho bản thân, để mỗi bài viết của mình sâu sắc hơn. Và không phải chúng ta sẽ chỉ ngồi nghe cô giáo giảng bài nữa mà chính chúng ta là những người chủ động, là trung tâm của bài học, chúng ta phải năng động, tích cực xây dựng bài, thể hiện bản thân, khẳng định mình.
Có một vấn đề trong học tập mà không ít các bạn sinh viên gặp phải, đặc biệt là với các bạn từng học ở những trường phổ thông mà chưa có đầy đủ cơ sở vật chất cho học tập, đó là việc học trên máy chiếu và học bằng phương pháp thảo luận.
Vậy làm thế nào để thích nghi ? Đó là câu hỏi được nhiều bạn sinh viên quan tâm, làm thế nào để thích nghi kịp với nhịp sống này?,làm thế nào để thích nghi với cách học ở môi trường Đại học?
2.3. Một số phương pháp để thích nghi với môi trường Đại học
Đây là những kinh nghiệm mà tôi tham khảo được và cũng là những trải nghiệm của bản thân tôi muốn chia sẻ và mong sẽ giúp được chút gì đó cho cuộc sống của các bạn.
Để thích nghi với cuộc sống thường nhật thì cần có thời gian, nhưng nếu quá chậm bạn sẽ không thể ổn định học tập được. Tất cả các bạn sinh viên chỉ có một số ít các bạn sinh viên sống cùng gia đình, một số sống ở trong kí túc xá, nhưng phần đông các bạn ở trọ bên ngoài, vì vậy những khó khăn của các bạn cũng không giống nhau.
Đối với các bạn sống cùng gia đình thì họ không phải đối mặt với nhiều khó khăn về cuộc sống mà chỉ chủ yếu trong học tập. Còn các bạn ở trong kí túc xá thì sẽ không phải lo chuyện tìm phòng trọ,nơi ăn chốn ở phù hợp vì thế các bạn sẽ có thời gian và điều kiện học tập ổn định hơn một số bạn sống trọ ở ngoài. Nhưng sống trong môi trường mới này thì ai cũng có những khó khăn nhất định, đặc biệt khi chúng ta đang quen sống trong sự bao bọc của gia đình mà bây giờ phải sống tập thể, sống cùng các bạn đồng trang lứa mà mỗi người đều đến từ những vùng quê khác nhau, ở đây ta phải tự lập sống chung với nhau trong một không gian nhỏ, nhiều thứ phải dùng chung... Vì thế chúng ta phải thích nghi để sống một cách dễ chịu, thoải mái nhất. Muốn thích nghi tốt hơn, trước hết bạn phải hiểu trong cuộc sống tập thể mọi người đều bình đẳng như nhau, và chúng ta sẽ còn sống lâu dài với nhau vì thế phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập, mỗi người phải vì lợi ích chung và biết nhường nhịn nhau hơn. Và điều quan trọng là mỗi người phải luôn sống tích cực, chan hòa với mọi người, luôn biết tự nhận thức,tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người về mình để tự hoàn thiện bản thân, điều này không chỉ dành cho các bạn sống tập thể mà rất cần thiết cho tất cả các bạn sinh viên trong cuộc sống.
Còn đối với các bạn sinh viên sống ở ngoài họ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Đầu năm học họ phải nhanh chóng tìm được chỗ trọ phù hợp, phương tiện đi lại, đồ dùng nấu ăn...để sống ổn định trong thời gian dài. Những sinh viên này phải lo cơm nước cho bản thân và có thể còn phải thích nghi với cách sống ở đây và chống lại những thói hư, tật xấu xung quanh mình. Các bạn có thể ở chung với một, hai người khác thừơng là người quen hoặc thân nhưng vẫn phải có sự tìm hiểu để thích nghi với cách sống của nhau. Khi sống trọ ngoài để thích nghi, ổn định cuộc sống các bạn phải biết cân nhắc trong sinh hoạt chi tiêu cá nhân hợp lí, tiền thuê nhà trọ, tiền học phí, tiền ăn...Vì thế các bạn phải tiết kiệm, chỉ chi tiêu những việc cần thiết, lập kế hoạch chi tiêu phù hợp, chống lãng phí, ưu tiên cho những việc học tập,mua sách vở...
Khi đã ổn định cuộc sống chúng ta cần thích nghi với cách học tập ở môi trường Đại học. Chúng ta không thể học giống như ở phổ thông mà phải thay đổi cách học cho phù hợp. Trước hết với lượng kiến thức vốn có chúng ta cần áp dụng vào các môn học có liên quan. Sau đó để tiếp thu những kiến thức mới chúng ta phải tự tìm đọc, tham khảo từ nhiều giáo trình khác nhau để có cách hiểu toàn diện hơn về một vấn đề.
Còn phương pháp để thích nghi với việc học bằng máy chiếu hoặc bằng phương pháp thảo luận. Theo tham khảo nhiều phương pháp và qua chính kinh nghiệm của bản thân và các bạn của mình tôi xin đưa ra vài ý kiến chia sẻ để chúng ta có thể tiếp cận phương pháp học này dễ dàng hơn:
1. Điều mà ai cũng biết là nên đọc bài trước ở nhà, đặc biệt khi học trên máy chiếu việc đọc bài trước ở nhà là rất cần thiết. Thậm chí là học bài trước, khi đến lớp slide show mà các giảng viên chuẩn bị chỉ là bài tóm tắt. Khi đó có gì không hiểu các bạn có thể hỏi, như thế sẽ tốt hơn, dễ hơn. Sử dụng máy chiếu trong giảng dạy cũng rất sinh động cho việc tiếp nhận kiến thức của học sinh va thuận tiện cho giáo viên trong giảng dạy.
2. Kĩ năng hỏi và phản biện: đã chuẩn bị bài ở nhà, bạn nên ghi những thắc mắc của mình, hoặc khi bài giảng không giống như bạn suy nghĩ khi đọc bài, bạn nên nêu lên câu hỏi. Tham gia xây dựng bài trên lớp là cách tốt nhất để nhớ bài ngay và nhớ lâu. Các bạn cũng nên đưa ra lí lẽ của mình nếu cho rằng ý kiến của mình đúng. Trả lời câu hỏi của bạn bài giảng của giáo viên cũng sẽ thuyết phục hơn và bạn cũng dễ “ngấm” dễ hiểu hơn.
3. Đơn giản hóa vấn đề và liên hệ thực tiễn : bất cứ một vấn đề nào cũng dễ hiểu hơn nếu được đơn giản hóa vấn đề. Đừng nhằm vào những từ ngữ Hán việt đầy hình ảnh mà nên lược nó đi bằng những ngôn từ dân dã, dễ học,dễ hiểu. Liên hệ với thực tế là gắn những vấn đề, nội dung mình đang học với những chuyện đang xảy ra xung quanh mình, với cuộc sống của chính mình chứ không phải ai khác. Đừng sợ những câu hỏi liên hệ thực tế, thực ra nó rất dễ, chỉ cần bạn nghĩ đơn giản hóa nó đi, mọi chuyện sẽ sáng sủa,dễ hiểu hơn.
4. Tự đào sâu tìm hiểu bản chất: tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời (thảo luận hoặc hỏi thầy cô) sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn, đúng đắn hơn bài học. Trả lời những câu hỏi đó bạn có thể đọc sách báo, tìm hiểu nhiều thông tin, điều này rất có ích cho việc học tập của bạn.
5. Áp dụng vào đời sống: kiến thức chỉ là màu xám. Đừng nghĩ học rồi sau này chẳng để làm gì. Chỉ cần bạn có hứng thú môn học nào cũng có thể áp dụng ngay lập tức. Thậm chí một vài câu đùa mang hơi hướng bài học cũng làm bạn nhớ lâu hơn những kiến thức đó.
6. Ôn tập: khi đã có một kiến thức khá đầy đủ, bạn hãy tập hợp lại, làm các phép so sánh, xâu chuỗi, liên hệ giữa các vấn đề, làm bảng biểu hệ thống, làm thêm bài tập...sẽ giúp bạn đỡ vất vả trước kì thi mà vẫn đạt kết quả như mong muốn.
7. Có một điều rất quan trọng, đó là bạn phải có ý thức tự học tập và nghiên cứu với niềm yêu thích, say mê, bạn nên tập trung học khi bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Đây là vài ý kiến chia sẻ trong bài nghiên cứu của tôi, có thể sẽ có một vài điều phù hợp với bạn, chúng ta hãy thử áp dụng để thích nghi với phương pháp học này và có kết quả học tập tốt nhất.

3. KẾT LUẬN
Trong cuộc sống hiện đại, nền kinh tế tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển, văn minh, giàu mạnh của mỗi quốc gia và nhiệm vụ thực hiện điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ trẻ chúng ta học tập để xây dựng đất nước như thế nào. Vì vậy thế hệ trẻ chúng ta phải năng động, sáng tạo, đột phá, luôn luôn biết tự khẳng định bản thân. Chúng ta phải biết học hỏi để tiến xa hơn, thích nghi đòi hỏi sự tỉnh táo, tự khẳng định chỗ đứng của mình trong hoàn cảnh mới, đó cũng chính là góp phần phát triển đất nước. Chúng ta thường nghĩ rằng kinh tế đi trước văn hóa mà không nhận rõ tính ưu thế về kinh tế của văn hóa. Chính văn hóa-giáo dục làm phát triển giá trị kinh tế của mỗi quốc gia. Và sức mạnh trong mỗi cuộc đổi mới, thích nghi trước hết là sự tự chủ và thức tỉnh trong mọi hoàn cảnh. Tự chủ, thức tỉnh giúp đánh giá tình hình, phân tích những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa-giáo dục để tìm một thế đứng giúp ta tiến bước. Chính vì vậy, chúng ta phải học cách thích nghi ngay từ hôm nay, từ những hoàn cảnh chúng ta đang phải thích nghi, đặc biệt trong học tập và rèn luyện cho mình khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, để có thể tồn tại,phát triển một cách tốt nhất góp phần xây dựng, phát triển đất nước.

Tài liệu tham khảo:https://2img.net/i/fa/wysiwyg/text_align_center.png
1. http://hau1.info/forum/archive/index.php/t-45.html
2.http://www.nvhtn.org.vn/tintuc.php?id=3053&PHPSESSID=fecf62967302485b3[/justify]
[justify]
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 25/09/2009

https://hsvqldg.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết