Diễn Đàn Để Học - Học Để Lập Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ĐAI HỌC

Go down

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY  VÀ HỌC ĐAI HỌC Empty ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ĐAI HỌC

Bài gửi  Admin Sat Sep 26, 2009 2:01 am

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ĐAI HỌC

Người viết: Đoàn Quang Kính
Lớp : K58-A- Khoa QLGD

I. Đặt vấn đề
Với sự phát triển của các mạng khoa học - công nghệ hiện nay, với những bước nhảy vọt trong thời buổi hiện nay đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và phát triển tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội hiện nay.
Vì thế mà làm cho khoảng cách giữa các phát minh khoa học - công nghệ và áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp; kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng và phong phú và tăng theo cấp số nhân. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thệ hệ hiện nay và mai sau.
Đổi mối giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học- công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem như là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển.
Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước. Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yêu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy. Phương pháp dạy và học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học.
Song bên cạnh đó Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và chỉ khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Luật Giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Như vậy, phương pháp dạy và học ở các trường đại học, cần thực hiện theo ba định hướng: - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu; - Tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo; - Rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, ứng dụng.
Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy và học, nhất là ở đại học.

II. Nội dung vấn đề
2.1. Quan điểm mới
Quá trình học quan trọng hơn Môn học
















2.2. Xu hướng hiện đại


2.3. Phương pháp dạy và học hiện tại ở ĐH Việt Nam.
Bàn về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học, trong khoảng hơn 10 năm gần đây, chúng ta tốn không ít thời gian và giấy mực. Song trong thực tế, phương pháp dạy học chưa thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà phương pháp dạy học vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn.
Thực chất của đổi mới phương phấp dạy học là "lấy học sinh làm trung tâm" và khi đó người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Do đó, để đổi mới phương phấp dạy học mỗi giáo viên phải tìm kiếm, lựa chọn các phương thức hoạt động chung cho phù hợp với học sinh nhằm thực hiện 3 chức năng của phương phấp dạy học, gồm nắm vững, giáo dục, phát triển. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của sinh viên hàng mấy chục năm.
Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học những năm gần đây, chúng ta phải tránh một nhận xét chung chung là: Chúng ta đã sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu so với các nước tiên tiến trên thớ giới. Tuy nhiên, cũng không thể nói trong thực tế ngày nay phương pháp truyền thống vẫn được coi là ưu việt, bởi thực chất của phương pháp dạy học những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc: “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ” thậm chí ở một số bộ môn do thúc bách của quỹ thời gian với dung lượng kiến thức trong một dẫn đến việc “thầy đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò đọc, chép”… Nói như vậy, cũng không phủ nhận ở một số không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế mới.


Vào đại học là giấc mơ của học sinh trung học phổ thông. Nhưng khi vào đại học rồi họ phải đối mặt với khó khăn về phương pháp học. Theo thống kê ( của dân trí) thì cứ 100 sinh viên ở đầu năm học được hỏi về phương pháp học phổ thông với phương pháp học đại học thì có 90 sinh viên trả lời có sự khác biệt nhất lớn (không giống nhau) ở hai phương pháp học, ở đại học và phổ thông. Sau nửa năm học đầu tiên vẫn câu hỏi đó thì vẫn còn 50 sinh viên vẫn khong tìm ra được phương pháp học đại học. Đâu là nguyên nhân có sự khác biệt đó?. Phải chăng kiến thức đại học, cao đẳng là nhất khó?.
Để trả lời cho câu hỏi này tôi xin đưa ra một số điểm sau:
Một là: khi đỗ đại học một số sinh viên có tư tưởng rằng “sinh viên không thi lại thì không phải là sinh viên”.
Hai là: Nhiều sinh viên hiện nay thụ động trong học tập:
• không tìm tòi thông tin mở rộng kiến thức chuyên môn của mình.
• không phát huy hết tiềm năng của các phương tiện học tập.
• không vận dụng các phương pháp sáng tạo trong học tập.
Với những điển hạn chế trên của sinh viên chính là chưa tìm được pháp học đúng đắn.
2.4. Ba tiêu chí cho phương pháp dạy và học ở đại học
• Việc dạy cách học, học cách học để tạo thói quen, niềm say mê và khả năng học suốt đời là nội dung bao quát của việc dạy và học ở đại học.
• Lấy người học làm trung tâm hoặc hướng vào người học để phát huy tính chủ động của người học
• Công nghệ thông tin và truyền thông có thể giúp con người chọn nhập và xử lý thông tin nhanh chóng để biến thành tri thức.
2.5. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học - sự lựa chọn cho nền giáo dục đại học hiện đại
Bản chất của dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ chức quá trình người học lĩnh hội nội dung dạy học theo logic nghiên cứu khoa học.
Trình tự logic của nghiên cứu khoa học có thể được mô hình hóa qua các giai đoạn cơ bản như sau:
• Phát hiện vấn đề (đặt câu hỏi nghiên cứu)
• Đặt giải thuyết (tìm câu trả lời sơ bộ)
• Lập phương án thu thập
• Thông tin (luận chứng)
• Luận cứ lý thuyết (xây dựng cơ sở lý luận)
• Luận cứ thực tiễn (quan sát, thực nghiệm)
• Phân tích và bàn luận
• kết quả xử lý thông tin
• Tổng hợp kết quả/ kết luận/ khuyến nghị
Ở mỗi giai đoạn trong chuỗi trên là hoạt động cùng nhau của cả người dạy và người học theo nguyên tắc người dạy hướng dẫn, cố vấn, trợ giúp - người học chủ động tiến hành việc tìm kiếm, giải quyết vấn đề. Ở đây các kỹ thuật dạy học khác nhau, từ tự nghiên cứu, quan sát, làm thực nghiệm đến thảo luận, thuyết trình, làm báo cáo… đều có thể được sử dụng. Có thể thấy ở đây sự dụng hợp trong hướng dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, tích cực. Vậy nhà giáo đại học hiện nay không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ SV hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin.
Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học có những ưu thế gì?
Bảo đảm vị thế tích cực, chủ động của người học. Người học được đặt vào vị trí chủ động nhất: tìm tòi, phát hiện và độc lập giải quyết (thông qua các nghiên cứu lý luận và thực tiễn do chính mình thực hiện) các vấn đề lý luận và thực tiễn của từng bộ môn, từng lĩnh vực tri thức.
Bảo đảm tốt nhất yêu cầu cá biệt hóa dạy học, phù hợp với tốc độ, nhịp độ học tập của từng người học. Mỗi người học đặt ra và giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình, với tốc độ và nhịp độ phù hợp nhất với mình. Điều này cho phép hiện thực hóa tối đa yêu cầu cá biệt hóa dạy học, đồng thời cũng bảo đảm một sự đánh giá khách quan nhất những tiến bộ của người học.

Gắn đào tạo với việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Bằng việc phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng môn khoa học, từng lĩnh vực tri thức, quá trình học tập, đào tạo được gắn một cách hữu cơ vào cuộc sống xã hội, vào đời sống khoa học. Nói một cách khác, bằng cách này nguyên lý “học đi đối với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn” được thực hiện triệt để hơn cả. Đồng thời, người học thấy được giá trị thực tiễn của các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo học được, điều này tạo ra động cơ tích cực cho việc học
Phù hợp với đặc điểm người dạy đại học. Người dạy đại học là giảng viên-nhà nghiên cứu. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ là “tự nhiên” đối với họ, hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học được hòa quyện với nhau theo cùng một logic. Những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học được áp dụng tối đa cho đào tạo và điều này bảo đảm một sự thành công gần như chắc chắn đối với hầu hết mọi nhà giáo. Nhà khoa học và nhà giáo thống nhất với nhau trong người giảng viên đại học.

Phù hợp với điều kiện không gian và thời gian của việc đào tạo trong xã hội hiện đại. Mạng thông tin toàn cầu được khai thác tối đa bởi học viên để phục vụ việc tìm kiếm và giải quyết các vấn đề bởi lẽ người học phải tự đặt ra và giải quyết các vấn đề mà không thể trông chờ ở sự cung cấp của giảng viên.
Nói tóm lại, dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học bảo đảm tốt nhất mục tiêu giáo dục đại học trong khung cảnh thời đại mới như yêu cầu của Luật giáo dục: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” , và yêu cầu của Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2006-2020.
Quá trình học tập của sinh viên ở các trường đại học về bản chất là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu.
Trong quá trình học tập, mỗi sinh viên tự mình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, phải nắm vững những cơ sở của nghề nghiệp tương lai và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những yêu cầu trước mắt và lâu dài do thực tiễn xã hội đặt ra. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, sinh viên không chỉ phải có năng lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa là, dưới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không nhận thức một cách máy móc chân lý có sẵn mà còn đào sâu hoặc mở rộng kiến thức... Mặt khác, trong quá trình học tập, sinh viên đã bắt đầu thực sự tham gia hoạt động tìm kiếm chân lý mới. Đó là hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học được tiến hành ở các mức độ từ thấp đến cao tuỳ theo yêu cầu của chương trình. Hoạt động nghiên cứu khoa học này giúp sinh viên từng bước tập vận dụng những tri thức khoa học, phương pháp luận khoa học, những phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết một cách khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp đặt ra.
Tự học và nghiên cứu khoa học
Tự học
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên tư duy để thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã thành thạo thì hay đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến có đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu khoa học dĩ nhiên tác động trở lại việc học và có phát triển tự học lên đến nghiên cứu khoa học thì mới có thực tiễn để hiểu sâu mối quan hệ giữa tư duy độc lập và tư duy sáng tạo.
Niutơn đã từng nói “Những điều ta biết chỉ là giọt nước, những điều chưa biết đó là Đại Dương “ Trên con đường chiếm lĩnh chi thức thì không có đâu là bến bờ . Và trên con đường chiến lĩnh đỉnh cao của tri thức thì mỗi người lại có những phương pháp khác nhau. Chúng ta không thể có một phương pháp cụ thể cứng nhắc áp dụng cho tất cả các đối tượng mà phải tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức , năng khiếu , sở thích , niềm say mê với lý tưởng… Nhưng làm thế nào học tốt ở đại học ? để trả lời câu hỏi này tôi xin đưa ra ý kiến tham luận của mình, xin trình bày những phương pháp tự học ở đại học.

Xác định cho mình động cơ , mục đích.
- Nhân dân ta từ xưa đã có câu” tinh thần không thông đeo quai tông không nổi”. Đúng như vậy , khi ta chưa xác định được động cơ , mục đích, thái độ rõ rang thì chắc chắn ta chưa thể học tập tốt một môn khoa học nào. Vậy động cơ , mục đích , thái độ học tập của chúng ta là gì?
Chúng ta là những nhà sư phạm trong tương lai,một nghề mà nói như Phạm Văn Đồng “là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. và là nghề mà” đào tạo được một người thầy thì được cả một thế hệ”.
Vì vậy mục đích học tập của chúng ta là chiếm lĩnh tri thức, tự trang bị cho mình vốn hiểu biết để ra trường có thể đứng vững trên bục giảng . và để học tập , nghiên cứu tốt môn Quản Lý Giáo Dục (QLGD) chúng ta phải xây dựng cho mình một thái độ rõ ràng, nghiêm túc ,thậm chí phải mang tính kỉ luật .có như vậy ta mới học tập ,nghiên cứu các môn chuyên ngành tốt nhất . Nhất là trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Học ở trên lớp
- Tập chung chú ý nghe giảng . Tất cả những điều thầy cô nói ở trên lớp đều là những kiến thức cơ bản những nội dung cốt lõi của môn học . Khi nghe giảng , chúng ta sẽ nắm bắt được ngay vấn đề thầy cô đưa ra định hướng . sau đó về nhà đọc lại sẽ nhớ chắc được kiến thức ,lấy đó làm cơ sở để tìm đọc tài liệu có liên quan.
- Phải ghi nhanh , càng nhanh càng tốt . Bởi mỗi tiết học ở Đại Học theo phân phối chưng trình thì lượng kiến thức mà ta cần lĩnh hội rất lớn. Thầy cô cung cấp những lượng kiến thức rộng lớn đó trong số thời gian có hạn nên thường phải nói nhanh , nói nhiều , ít khi nói lại được những phần mở rộng . vì vậy , nếu chúng ta không ghi nhanh thì chỉ có thể ghi được những phần cơ bản nhất mà thầy cô nói chậm để chép. Tài liệu tham khảo không có nhiều , chủ yếu là chúng ta học chay, nếu chỉ ghi đủ những gì cơ bản nhất thì chúng ta rất khó trong việc học tập, tìm hiểu sâu sắc vấn đề. Theo tôi , chúng ta nên ghi nhanh tất cả các ý của thầy cô giảng. Tôi muốn nói là ghi hết ý chứ không phải là ghi hết lời giảng của thầy cô , phải biết tổng hợp, khái quát ý thầy cô cần nói gì.
- Ghi bài đầy đủ : Gạch chân những chỗ quan trọng chẳng hạn như những chỗ thầy cô nói chậm hoặc nhấn mạnh.
- Học hỏi kinh nghiệm của thầy cô , bạn bè . Nếu hỏi ta chỉ “dốt” lúc đó nhưng sau ta sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn . Nếu giấu dốt . chúng ta sẽ bị thiếu hụt kiến thức. và nếu kiến thức bị thiếu hụt mà là kiến thức cơ bản thì sẽ bất lợi trong việc tiếp thu kiến thức sau này.
Học ở nhà
- Có thời gian biểu cụ thể và khoa học . Thời gian biểu bao gồm lịch học các môn. Thời gian đọc , thời giang giải trí và nghỉ ngơi. Nghiêm túc trong việc thức hiện thời gian biểu.
- Khi ngồi vào học phải tập chung cao độ . Học theo thời gian biểu . Cố gắng giải quyết xong môn học trong thời gian đã qui định . Khi học quá mệt mỏi không nên ép mình phải tiếp tục học . Những lúc đó có thể kết hợp nghỉ ngơi, đọc sách báo hay làm việc gì đó… miễn sao tránh phải tập chung chú ý vào hoạt động trí óc để tránh căng thẳng và mệt mỏi.
- Chịu khó tham khảo tài liệu học tập vì mỗi giờ học tuy khối lượng tri thức phải lĩnh hội rất lớn song đó chỉ là những tri thức cơ bản . Vì vậy , để học tốt và làm bài tốt, chúng ta cần phải đọc nhiều sách để hiểu rộng và sâu hơn những kiến thức đó . Đối với những sinh viên chuyên ngành về QLGD thì việc đọc sách lại là vô cùng cần thiết và quan trọng.

III. Kết luận
Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thệ hệ hiện nay và mai sau.
Việc tìm kiếm những đường hướng và phương pháp dạy học cho phép thực hiện hiệu quả nhất mục tiêu giáo dục luôn là vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Phương pháp giáo dục đang được sử dụng phổ biến trong đào tạo đại học ở nước ta đã bộc lộ những khiếm khuyết lớn - tạo ra tính ỳ, sự thụ động, kinh viện, thiếu sáng tạo ở người học. Dạy học theo phương pháp nghiên cứu khoa học tỏ ra thích hợp hơn cả trong việc thực hiện mục tiêu tạo ra những con người “tự sản sinh ra năng lực và phẩm chất của chính mình” (mượn cách nói của C. Marx), đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất của thực tiễn xã hội hiện đại. Và sẽ là thích hợp hơn nếu coi đây là một hướng dạy học, dung hợp trong nó nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau, hơn là một phương pháp dạy học cụ thể. Điều này sẽ cho phép một sự áp dụng mềm dẻo hơn trong việc tổ chức dạy học với những tiềm năng về phương pháp dạy học khác nhau ở các giảng viên.
Trong quá trình học tập ở trường đại học của sinh viên thì tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng và cái ranh giới học tập – nghiên cứu khoa học là gần gũi, khó phân định. Nhưng để học tốt, nghiên cứu khoa học có hiệu quả thì sinh viên cần khai thác và quan tâm đúng mức về vai trò “cầu nối” của phương pháp tự học.



Tài liệu tham khảo:

[1] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
[2] Nguyễn Nghĩa Dán, Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2/ 1998.
[3] Phạm Trọng Luận, Về khái niệm Học sinh là trung tâm, Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục”, số 2/ 1995.
[4] Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại - Những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.Đặng Vũ Hoạt, Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học đại học,
[5] Lê quang sơn - ĐH Sư phạm Đà Nẵng.
Bản tham luận của Bộ giáo dục và đào tạo về phương pháp đổi mới giáo dục năm 2004.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 25/09/2009

https://hsvqldg.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết